Hiển thị các bài đăng có nhãn THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

4/13/2020

5 nút thắt cần tháo gỡ để vốn chảy vào bất động sản sau dịch Covid-19

5 nút thắt cần tháo gỡ để vốn chảy vào bất động sản sau dịch Covid-19

Để thị trường BĐS Việt Nam có thể hồi phục nhanh chóng sau những thiệt hại từ dịch Covid-19, giới chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, tăng tính minh bạch trong chuyển nhượng đất và cải thiện cơ hội tiếp cận tín dụng.
Theo ông Ben Gray – Giám đốc thị tường vốn Cushman & Wakefield, tác động của COVID-19 khiến mọi hoạt động kinh tế vào Việt Nam giảm. Tuy nhiên Việt Nam cũng đang có cơ hội tốt để biến lĩnh vực BĐS thành động lực tăng trưởng nếu giải quyết được 5 nút thắt đang ngăn chặn sự tăng trưởng của thị trường cũng như tạo động lực giúp BĐS vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19, cụ thể:
1. Minh bạch trong giá chuyển nhượng đất
Ưu tiên hàng đầu hiện nay là chính phủ cần chấm dứt bất ổn xung quanh việc xem xét giá chuyển nhượng đất. Ngoài ra, việc xem xét các mức giá dự án đã được trả bởi các nhà phát triển BĐS cần được đẩy nhanh và đưa vào khung pháp lý rõ ràng để giải quyết. Quá trình xem xét kéo dài đã gây cản trở cho sự phát triển, tạo ra những hạn chế về nguồn cung trong khi thị trường đang lớn mạnh với nguồn cầu. Thiếu hụt nguồn cung trong thời điểm nguồn cầu tăng sẽ dẫn đến tăng giá đất, giá mua bán và giá thuê. Việc ban hành chính sách rõ ràng và khung pháp lý chặt chẽ cho các nhà phát triển BĐS sẽ giúp giải quyết các vấn đề về cung mà không áp đảo thị trường hay làm thị trường mất ổn định. 
2. Tăng niềm tin qua hợp tác công - tư
Việt Nam cần tiếp tục phát triển mô hình PPP (hợp tác công - tư) đối với đất do quân đội và nhà nước sở hữu. Mô hình này sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận đất phù hợp của nhà đầu tư cho mục đích phát triển, giúp tăng FDI trong các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics. 
Một đề xuất khác được đưa ra bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó là phát triển quy trình áp dụng và phê duyệt thiết thực và minh bạch. Quy trình này sẽ đòi hỏi phải chỉ định ba chuyên gia thẩm định độc lập để thẩm định giá trị tài sản của nhà phát triển và nhà đầu tư bất động sản. Quy trình này sẽ đem lại niềm tin cho các nhà phát triển BĐS có thể tiếp cận các dự án theo cách thức kịp thời, và các vấn đề về cung sẽ được tháo gỡ.
3. Xây dựng khung pháp lý, quy trình và giá cả rõ ràng hơn
Các quy trình và các khung pháp lý cồng kềnh ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực bất động sản, dẫn đến dự án chậm trễ và tăng chi phí phát triển. Bằng việc đưa ra đường lối chỉ đạo, quy trình và mức giá rõ ràng, nhà nước có thể mở cửa đón nhận các nguồn vốn chảy vào Việt Nam.
Những dãy nhà liên kế nằm hai bên đường trong một khu đô thị.
Việt Nam đang có cơ hội khẳng định vị thế là một thị trường đầu tư tiềm năng nếu kiểm soát tốt các nút thắt đang ngăn cản sự phát triển hiện tại. Ảnh minh họa
Thiếu cơ sở hạ tầng đang làm cản trở thị trường BĐS. Trong trường hợp miền Nam Việt Nam, việc hoàn thành các đường vành đai bên trong và bên ngoài, kết nối các cảng và khu công nghiệp bằng các đoàn tàu chở hàng, và phát triển các nút giao thông nhanh chóng sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả và thành công vốn đầu tư.  4. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Việc đẩy mạnh phát triển hệ thống đường sắt và cải thiện đường đi vào nội thành, tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các khu vực kinh tế ven biển và cửa khẩu cũng như phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu nông nghiệp sẽ giải quyết những hạn chế về cơ sở hạ tầng đang cản trở sự phát triển và đầu tư vào nhiều loại hình bất động sản.
5. Cải thiện cơ hội tiếp cận tín dụng 
Tiếp cận tín dụng đối với các nhà phát triển BĐS là yếu tố then chốt để mở rộng cơ sở đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, rủi ro chính đối với những người cho vay muốn làm việc với những người vay Việt Nam rất đơn giản, trong trường hợp không thể thanh khoản, việc tịch thu tài sản thế chấp khá khó khăn nếu không có sự phân xử của tòa án.
Để giảm thiểu rủi ro, những người cho vay hiện phải sử dụng các biện pháp kiểm soát tiêu cực, vô hình  tạo ra trở ngại đối với hầu hết các nguồn vốn muốn chảy vào Việt Nam vì họ bị buộc phải hạn chế rủi ro, dẫn đến tăng chi phí vốn mà họ triển khai. Do đó, việc giải quyết vấn đề thu hồi nợ sẽ giúp tăng tính thanh khoản. Các nhà phát triển có thể tiếp cận các nguồn vốn khác với chi phí rẻ và loại bỏ rủi ro đối với các ngân hàng nhà nước và địa phương.
Thế giới đang đối mặt sự suy giảm kinh tế chưa từng thấy trong hơn 100 năm qua. Đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam, bất động sản cần giữ vai trò thúc đẩy tăng trưởng đất nước và phục hồi viện trợ trong trường hợp suy thoái kinh tế.
Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào nguồn vốn FDI trong các lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và cơ sở hạ tầng. Nếu Việt Nam có thể tháo gỡ nhanh chóng các nút thắt này, sẽ giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư và giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế. Chính phủ có thể giải quyết một vài trong số những vấn đề này để nâng cao uy tín Việt Nam là một nhà nước có khả năng thích ứng với một thế giới luôn biến đổi.

4/06/2020

Thất nghiệp vì Covid-19, người vay mua nhà như “ngồi trên đống lửa”

Thất nghiệp vì Covid-19, người vay mua nhà như “ngồi trên đống lửa”

Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, thu nhập của nhiều người lao động giảm sút, thậm chí bị mất việc. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến những khách hàng vay mua nhà trả góp. Không ít người như đang “ngồi trên đống lửa” vì không biết lấy đâu ra tiền để trang trải khoản nợ ngân hàng.
Sau nhiều năm đi thuê nhà ở, tháng 6/2018, vợ chồng anh Đức Thắng (quê Hưng Yên) quyết định mua một căn hộ chung cư rộng gần 70m2 trên đường Lê Trọng Tấn (Hoài Đức) với giá 1,7 tỷ đồng. Trong đó, 700 triệu đồng là tiền tiết kiệm và tiền bố mẹ cho, còn lại 1 tỷ đồng vợ chồng anh vay vốn tại một ngân hàng cổ phần trong vòng 15 năm, lãi suất 10,5%/năm. Số tiền phải trả lãi và gốc hàng tháng (kể từ năm thứ hai) đối với khoản vay này vào khoảng 12 triệu đồng/tháng. Trước đây, tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 30 triệu/tháng. Tuy nhiên từ sau Tết Nguyên đán đến nay, khi dịch bệnh Covid-19 bùng  phát, thu nhập của gia đình bị giảm mất 1 nửa do anh Thắng tạm thời phải nghỉ việc không lương. 
Anh Thắng cho biết mình làm hướng dẫn viên du lịch cho một doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội nhưng công ty đã đóng cửa gần 2 tháng nay do không có tour. Tình hình kinh tế khó khăn nên công ty chỉ hỗ trợ một phần lương cho những nhân viên chủ chốt, số còn lại đều phải nghỉ không lương. 
"Cứ ngỡ chỉ nghỉ khoảng 1 tháng là được đi làm trở lại, nhưng tới nay đã gần 2 tháng trôi qua, tình hình dịch bệnh lại ngày càng phức tạp, nguy cơ nghỉ kéo dài là không tránh khỏi. Trước đây thu nhập của tôi vào khoảng 15 triệu đồng/tháng nhưng nay là con số 0. Nếu thanh toán khoản trả góp hàng tháng, số tiền còn lại để chi tiêu cho cả gia đình chỉ còn vẻn vẹn 3 triệu đồng. Tình hình này nếu kéo dài vợ chồng tôi sẽ không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ định kỳ hàng tháng”, anh Thắng lo lắng. 
Người phụ nữ mặc chiếc áo xanh ngồi ôm đầu
Những khách hàng vay mua nhà trả góp như đang “ngồi trên đống lửa” vì không biết
lấy đâu ra tiền để trang trải khoản nợ ngân hàng. Ảnh minh họa
Cùng chung cảnh ngộ, chị Hoa, giáo viên mầm non một trường tư thục tại Mai Dịch (Cầu Giấy) cũng đang như “ngồi trên đống lửa” khi phải nghỉ việc từ đầu tháng 1 đến nay. Trong khi  đó, hàng tháng vợ chồng chị vẫn phải đều đặn trả nợ lãi và gốc cho khoản vay mua nhà. Theo lời kể của chị Hoa, vợ chồng chị đều là dân tỉnh lẻ. Hai vợ chồng làm lụng nhiều năm mới tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng và phải vay ngân hàng thêm 700 triệu để mua một căn hộ hơn 70m2, giá 1,2 tỷ ở quận Hà Đông. 
Trước đây, tổng thu nhập của cả hai vợ chồng vào khoảng 20 triệu đồng, nhưng từ lúc mất việc "bất đắc dĩ" tới giờ, thu nhập của chị Hoa bị giảm tới 70-80%. Mặc dù nhà trường có hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng nhưng cũng không đủ để chị trang trải cuộc sống. Tất cả mọi chi phí trong nhà từ tiền ăn uống, điện nước đến tiền trả ngân hàng đều trông chờ vào nguồn thu nhập của chồng. Chồng chị Hoa làm việc cho một công ty vận tải. Tuy nhiên, công ty cũng vừa thông báo sắp tới chồng chị sẽ phải nghỉ luân phiên, 1 tuần chỉ làm việc 2-3 ngày. Mặc dù chị Hoa đã xoay sang hướng chế biến đồ ăn vặt tại nhà rồi rao bán online trên facebook nhưng cũng chỉ kiếm thêm được chút tiền đi chợ.
“Hai tháng nay, vợ chồng tôi phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để thu xếp tiền trả lãi ngân hàng, nhưng nếu tình hình này kéo dài nhiều tháng nữa, e rằng chúng tôi khó cầm cự được”, chị Hoa chia sẻ.
Thực tế, anh Thắng, chị Hoa chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp bị thất nghiệp, giảm lương và đang chật vật với khoản vay mua nhà trả góp. Hiện nay, trên một số diễn đàn, mạng xã hội, nhiều nhóm cư dân mua nhà đang kêu gọi ngân hàng đưa ra chính sách giãn nợ, khoanh nợ cho người mua nhà do thu nhập bị ảnh hưởng, dẫn đến khó khăn trả nợ.
Được biết, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một số ngân hàng bắt đầu triển khai các giải pháp cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng. Theo đó, khách hàng phải chủ động gửi đơn đề nghị ngân hàng giãn nợ và trình bày nguồn thu nhập bị sụt giảm như thế nào. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ thẩm định và xem xét từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đề xuất đều được ngân hàng xét duyệt và các chính sách hỗ trợ hiện nay chỉ mới tập trung nhiều vào nhóm khách doanh nghiệp mà chưa có hướng hỗ trợ cụ thể cho khách hàng cá nhân.
Theo các chuyên gia tài chính, đây là lúc ngân hàng và khách hàng cần chia sẻ khó khăn cho nhau. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào tiền túi của các ngân hàng thì rất khó vì các ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, họ phải cân đối nguồn thu, nguồn chi và sẽ thực hiện rất chừng mực. Một số chuyên gia cho rằng, cần có gói hỗ trợ mạnh hơn từ Chính phủ và có sự tiếp sức từ nguồn tiền ngân sách để giúp người vay vốn vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

4/04/2020

Hà Tĩnh sẽ có thêm khu đô thị hơn 1.200 tỷ đồng

Hà Tĩnh sẽ có thêm khu đô thị hơn 1.200 tỷ đồng

Dự án khu đô thị tại xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư dự kiến là 1.209 tỷ đồng, quy mô dân số khoảng 5.500 người.
một góc TP. Hà Tĩnh nhìn từ trên cao
Khu đô thị tại xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh được xây dựng trên diện tích 20,75ha
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị tại xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh vừa được HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVII thông qua.
Dự án được xây dựng trên diện tích 20,75ha, thuộc địa bàn xã Thạch Trung và phường Nguyễn Du. Quy mô dân số khoảng 5.500 người. 
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.209 tỷ đồng, chưa tính tiền sử dụng đất và chi phí giải phóng mặt bằng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Khu vực thực hiện dự án có phía Đông giáp đường Xuân Diệu kéo dài; phía Nam giáp khu dân cư phường Nguyễn Du, đường bao phía Bắc Khu đô thị Bắc TP. Hà Tĩnh; phía Tây giáp khu dân cư hiện trạng, Quốc lộ 1A và đất quy hoạch công trình công cộng; phía Bắc giáp bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh, khu dân cư, trường THPT chuyên Hà Tĩnh.
Dự án gồm các hạng mục như khu nhà ở, khu thương mại dịch vụ, công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng đồng bộ. 20% diện tích đất ở tại dự án được dành để xây dựng nhà ở xã hội, dự kiến có 514 căn hộ.
Hình thức thực hiện dự án là xây dựng mới và đấu thầu chọn nhà đầu tư. Dự án được thực hiện trong 30 tháng tính từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu.
Theo kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 9 dự án nhà ở xã hội, 27 khu tái định cư, 185 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị và dân cư. Tổng vốn đầu tư những dự án này dự kiến là 66.875 tỷ đồng.

3/30/2020

Tất tần tật những điều cần biết về đất giãn dân

Tất tần tật những điều cần biết về đất giãn dân

Giá bán rẻ, giao dịch nhanh gọn nên đất giãn dân luôn là lựa chọn ưu tiên của những người có nhu cầu ở thực nhưng tài chính eo hẹp. Vậy đất giãn dân thực chất là đất gì, pháp lý ra sao và "của rẻ là của ôi" trong trường hợp này sai hay đúng?
1. Đất giãn dân là gì?
Về bản chất, đất giãn dân là một dạng tái định cư và dùng để ở. Đất này được Nhà nước dùng để cấp cho những người dân có đất nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn, không có nơi ở, không có đủ điều kiện để mua nhà, mua đất. Việc cấp đất giãn dân không miễn phí mà người mua vẫn phải đóng tiền sử dụng đất bình thường. Tuy nhiên, khoản tiền này được tính ở mức rất thấp, phù hợp với thu nhập mà họ có được.
Theo Quyết định số 36/1998/QĐ-UB của thành phố Hà Nội, đối tượng được xem xét giao đất giãn dân trên địa bàn được quy định cụ thể như sau:
- Hộ chưa có nhà ở và chưa có đất để xây dựng nhà ở, chưa được xét giao đất giãn dân.
- Hộ có đông nhân khẩu, nay có thêm có một cặp vợ chồng đã tách riêng hộ khẩu và hình thành một gia đình riêng mà không còn đủ diện tích đất để có thể xây dựng nhà ở.
- Phụ nữ có khó khăn trong việc xây dựng gia đình, vẫn ở chung với bố mẹ đẻ hoặc anh, chị, em, nếu đã tách hộ và thực sự có nhu cầu về đất ở mà gia đình không còn đủ diện tích đất để xây dựng nhà ở, thì có thể được xem xét giải quyết đất ở bằng 50% so với mức quy định chung cho các hộ ở mỗi vùng.
1 con đường rộng, xung quanh là cây cối, xa xa có một vài ngôi nhà
Về bản chất, đất giãn dân là một dạng tái định cư và dùng để ở. Ảnh minh họa
2. Đất giãn dân có được cấp sổ đỏ không?
Cũng như các loại đất khác, đất giãn dân có được cấp sổ đỏ hay không còn tùy thuộc vào việc thỏa mãn các điều kiện tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993.
- Giấy tờ hợp pháp về: Thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước 15/10/1993.
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
3. Đất giãn dân có được chuyển nhượng không?
Theo quy định của Luật Đất đai, muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên chuyển nhượng phải đảm bảo được các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp
- Không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và còn trong thời hạn sử dụng đất
Vì vậy, những trường hợp mua bán đất giãn dân chưa có sổ đỏ mà giao dịch bằng giấy viết tay thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Người dân dù sống trên đất của mình nhưng không được công nhận về mặt pháp lý, trong trường hợp cần thế chấp để vay vốn cũng không đủ điều kiện do thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Người mua cũng cần lưu ý, tuy đất giãn dân giá rẻ, giao dịch nhanh chóng nhưng dân cư tìm về khu giãn dân thường là tứ xứ, dẫn tới phức tạp về an ninh, lối sống.

Kiến nghị giảm 70% thuế khi xây nhà xã hội cho thuê

Kiến nghị giảm 70% thuế khi xây nhà xã hội cho thuê

Đối với các dự án nhà ở xã hội cho thuê, HoREA vừa gửi kiến nghị giảm 70% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
tòa nhà cao tầng dự án nhà ở xã hội
HoREA kiến nghị giảm 70% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
dự án nhà ở xã hội cho thuê. Ảnh minh họa
Gửi kiến nghị lên Thủ tướng, Bộ Tài chính và UBND TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vướng mắc về mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội cho thuê.
HoREA lấy ví dụ dự án nhà ở xã hội cho thuê tại quận Bình Tân, TP.HCM của Công ty Lê Thành. Dự án này vẫn bị áp dụng thuế suất 5% thuế giá trị gia tăng và 10% thuế thu nhập doanh nghiệp. HoREA cho rằng có sự xung đột pháp luật khi áp dụng ưu đãi thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án nhà ở xã hội cho thuê này. 
Phía Công ty Lê Thành cho biết, vì dự án thuộc nhóm được ưu đãi nên lẽ ra doanh nghiệp phải được giảm 70% thuế. Năm 2015, để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho thuê, Chính phủ đã ra nghị định ưu đãi cho chủ đầu tư được giảm 70% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng thực tế, do luật và nghị định vênh nhau nên doanh nghiệp không được hưởng mức thuế suất ưu đãi này.
Do đó, HoREA đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Thủ tướng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép giảm 70% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án nhà ở xã hội cho thuê. Bên cạnh đó cần bổ sung việc giảm 70% thuế đối với trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khi xem xét sửa đổi các luật liên quan nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.

3/28/2020

Hà Nội sắp xây dựng hầm chui gỡ "nút thắt" Lê Văn Lương - Vành đai 3

Hà Nội sắp xây dựng hầm chui gỡ "nút thắt" Lê Văn Lương - Vành đai 3

Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc cho tuyến đường "cõng" hơn 40 tòa nhà, Hà Nội sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 với tổng mức đầu tư là 698,158 tỷ đồng.

Năm 2016, nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3 đã được Hà Nội điểm tên trong danh sách 40 điểm ùn tắc giao thông cần xóa bỏ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020. Dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 là công trình cấp bách nhằm giải tỏa áp lực giao thông cho tuyến đường này.
tuyến đường giao thông ùn tắc, xung quanh là nhiều tòa nhà cao tầng
Hà Nội sắp xây dựng hầm chui trên tuyến đường Lê Văn Lương. Ảnh minh họa
Dự kiến từ quý 2/2020, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện 3 gói thầu xây lắp chính của Dự án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, bao gồm:
- Gói thầu số 08 Thi công xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 (thi công xây dựng hầm kín, hầm hở, tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các hạng mục của hầm). Giá gói thầu là 455,805 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng trọn gói là 18 tháng.
- Gói thầu số 09 Thi công xây dựng, di chuyển bảo vệ hệ thống điện, trạm biến áp với giá GT là 149,722 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 18 tháng, loại hợp đồng trọn gói.
- Gói thầu số 10 Thi công xây dựng, di chuyển bảo vệ hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin với giá GT là 46,928 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 18 tháng, loại hợp đồng trọn gói.
Dự án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư là 698,158 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách TP. Hà Nội. Tính đến ngày 26/3/2020, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã phê duyệt 3 kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc Dự án với tổng số 22 gói thầu, chủ yếu là gói thầu tư vấn.

3/27/2020

Doanh nghiệp bất động sản hành động mùa Covid-19

Doanh nghiệp bất động sản hành động mùa Covid-19

Ứng phó với đại dịch Covid-19, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã bắt đầu hành động quyết liệt bằng nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng, đối tác, khơi thông dòng vốn, cùng nhau nỗ lực đồng hành vượt qua mùa dịch.

Chia sẻ lợi nhuận cùng khách hàng mùa dịch Covid-19

Giữa lúc đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới, trong đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy của thị trường. Xuất nhập khẩu, nông sản, may mặc, thuỷ sản được đánh giá là những ngành chịu tác động đầu tiên. Theo đó các nhóm ngành dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà hàng,… cũng lần lượt suy giảm lượt khách hàng và doanh thu. Nhiều cửa hàng trên đường Phan Xích Long, hay các tuyến đường lớn TP.HCM đã rục rịch trả mặt bằng; nhiều khách sạn 4,5 sao giảm giá phòng từ 50 – 70%...

 Dự án Thắng Lợi Central Hill đang tiến hành bàn giao thu hút sự quan tâm của khách hàng
Bất động sản là ngành được đánh giá chịu tác động chậm hơn so với các ngành khác, tuy nhiên rất nhiều chủ đầu tư đã hành động nhanh - chủ động “cắt máu” của mình, giảm doanh thu, giá bán, giảm giá cho thuê cho các cửa hàng trong các khu đô thị, trung tâm thương mại nhằm chia sẻ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điển hình như Công ty CP Vincom Retail vừa công bố dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. Hay mới đây Tập đoàn Hưng Thịnh cũng quyết định giảm 40% giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại tại các dự án do Tập đoàn này và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư… Đặc biệt, ở mảng sản phẩm đất nền, nhà phố Công ty CP Địa ốc Thắng Lợi (Thắng Lợi Group) cũng đã mạnh tay chi gói trợ giá 100 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng mua nhà với mức giảm đến 50% (*) với tất cả sản phẩm nhà ở. Đây là sản phẩm hướng đến người mua trực tiếp – nhóm khách hàng có nhu cầu thật trên thị trường.

Thắng Lợi Group – Chủ đầu tư đầu tiên tung gói trợ giá mua nhà giảm 50%

Khác với thị trường, Thắng Lợi Group chọn nhóm đối tượng được hưởng gói “Trợ giá mua nhà mùa Covid-19” – giảm giá 50% là người mua cuối cùng với gói mua nhà trả góp trong vòng 5 - 10 năm. Chương trình áp dụng với các sản phẩm nhà ở thuộc dự án Thắng Lợi Central Hill, Youngtown Tây Bắc Sài Gòn, Galaxy Hải Sơn, Bến Lức Riverside... Thời gian áp dụng từ 08/03 – 29/04/2020 với tổng giá trị 100 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, Thắng Lợi Group là chủ đầu tư đầu tiên và duy nhất tại TP.HCM đã mạnh tay đưa gói tín dụng, cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng, người dân có thể sở hữu nhà hoàn thiện vừa túi tiền. 

Dự án Youngtown Tây Bắc Sài Gòn được đầu tư đồng bộ tiện ích
Đây được đánh giá là cơ hội “có 1 không 2” dành cho công nhân viên chức, quản lý, gia đình trẻ làm việc tại các khu công nghiệp thuộc Long An, Bình Chánh, Bình Tân, Quận 6 có thể sở hữu nhà hoàn thiện với giá giảm 50%. Bởi các dự án  nằm trong gói “Trợ giá mua nhà mùa Covid-19” đều có vị trí đắc địa, tuyến đường lớn, hệ thống giao thông đồng bộ chỉ cách TP.HCM từ 15 – 30 cây số, tương đương khoảng 30 phút di chuyển. Đặc biệt các dự án tập trung tại các cụm KCN lớn như: Hải Sơn, Tân Đức, Đức Hòa III, Thái Hoà…nên nhu cầu ở, thuê và kinh doanh là rất lớn.
Hiện, Thắng Lợi Group có chính sách đưa khách tham quan trực tiếp dự án, nhà mẫu miễn phí. Khách hàng chỉ cần đăng ký theo số hotline để trải nghiệm ngôi nhà tương lai với mức giá ưu đãi tốt nhất trong chương trình “Trợ giá mua nhà mùa Covid-19” – giảm giá tới 50%. 
Việc căn hộ 25m2 được xây dựng tại các dự án nhà ở thương mại là tín hiệu sáng đầu năm về nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn. Thế nhưng một bộ phận không nhỏ người thu nhập thấp – đối tượng mà những căn hộ mini hướng tới lại tỏ ra băn khoăn trước thông tin này.
Mới đây, thông tư 21/2019/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (QCVN 04:2019/BXD) được Bộ Xây dựng ban hành quy định diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư sẽ không nhỏ hơn 25m2 đối với dự án nhà ở thương mại. Những căn hộ mini này phải có tối thiểu 1 phòng ở và 1 khu vệ sinh. Tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư tại dự án nhà ở thương mại. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. 
Trao đổi với Batdongsan.com.vn, anh Phạm Duy Bách, một kĩ sư tại Hà Nội cho biết, do sống độc thân nên vào năm ngoái anh đã lùng mua những căn hộ diện tích nhỏ trên thị trường. Theo tìm hiểu của anh, nhiều dự án có căn hộ mini 28-37m2 gần trung tâm, thuận tiện cho việc di chuyển đều đang có giá rất cao, trung bình dao động từ 30-35 triệu đồng/m2, cá biệt có dự án giá bán lên tới 40-45 triệu đồng/m2. Tổng giá thành một căn hộ là từ 800 triệu đến 1,3 tỷ/căn. Mức giá này cũng tương đương một căn hộ 2 phòng ngủ tại khu vực ven Hà Nội. Với anh Bách, một người mới ra trường đi làm 6 năm thì khoản tiền đó là một con số không hề nhỏ. Do đó, khi nghe thông tin về căn hộ diện tích nhỏ 25m2 anh Bách cho rằng giá thành trên mỗi m2 sẽ cao, tổng giá trị căn hộ dù nhỏ cũng sẽ không hề thấp.
Trong khi đó, anh Nguyễn Hùng Cường (Hà Đông, Hà Nội) cho biết anh nhiều lần tìm mua những căn hộ diện tích nhỏ 45-50m2 ở một số dự án nhưng những căn này luôn trong tình trạng cháy hàng. Phần lớn những căn diện tích nhỏ ở các dự án đều ít ỏi và nhanh chóng rơi vào tay giới đầu tư, đầu cơ. Nếu muốn sở hữu, anh Cường phải mua lại và chấp nhận trả thêm một khoản chênh không hề nhỏ. Anh Cường cho rằng quy định tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án thì những căn hộ 25m2 sẽ thuộc hàng hiếm và trở thành điểm ngắm của giới đầu tư, đầu cơ. Người có nhu cầu thực sẽ khó tiếp cận phân khúc này. Do đó, theo anh Cường, để người thu nhập thấp tiếp cận được căn hộ giá rẻ thì các chủ đầu tư phải có chế tài và quy định chặt chẽ trong quá trình kinh doanh, tránh hiện tượng đầu cơ sinh lời.

Việc căn hộ 25m2 được xây dựng tại các dự án nhà ở thương mại là tín hiệu sáng đầu năm về nhà
ở dành cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn. Ảnh minh họa
Trong khi đó, chị Hoàng Thu Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết gia đình chị luôn “ngóng” những chính sách mới của Nhà nước về căn hộ giá rẻ. Tuy nhiên, với thông tư 21 về căn hộ 25m2, chị không hào hứng. Chị Thảo cho rằng căn hộ này chỉ phù hợp với người độc thân. Gia đình chị có 4 người, 2 vợ chồng và 2 con nhỏ, lại thuộc diện thu nhập thấp thì căn hộ diện tích 25m2 là không phù hợp. Chị Thảo cũng lo ngại những căn hộ 25m2 nếu là nơi “trú ngụ” của 3-4 người sẽ gây áp lực, quá tải lên chính hạ tầng, tiện ích và dịch vụ dự án đó. 
Bên cạnh những lo lắng, nghi ngại của người thu nhập thấp – đối tượng mà Thông tư 21 hướng tới, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan ngại về căn hộ 25m2.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản toàn cầu (GP Invest) cho biết, nếu căn hộ 25m2 được cho phép xây dựng sẽ làm gia tăng mật độ dân số ở dự án, khu vực đó. Tất yếu thực trạng này sẽ  ảnh hưởng đến chủ trương của các đô thị về quản lý dân số, quản lý hạ tầng kỹ thuật. 
Ông Hiệp nhận định với các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM thì căn hộ diện tích tối thiểu 45m2 là hợp lý. Việc xây những căn hộ 25m2 chỉ phù hợp với nhà ở xã hội, nhà dành cho người nghèo, người thu nhập thấp thuộc khu đô thị xa trung tâm… Có như thế, những căn hộ 25m2 sẽ không tạo nên áp lực về mật độ dân số - yếu tố sẽ đè nặng lên hạ tầng kỹ thuật.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM ủng hộ căn hộ 25m2 của Bộ Xây dựng nhưng cũng bày tỏ quan điểm loại hình căn hộ này có thể gây nên hệ lụy là quá tải hạ tầng đô thị và tạo nên những “ổ chuột” trên cao. Để khắc phục và hạn chế những hệ lụy này, theo ông Châu, những dự án có căn hộ 25m2 cần phải tuân thủ tất cả các quy định pháp luật về quy hoạch, thiết kế, chất lượng xây dựng, an toàn phòng cháy chữa cháy, cảnh quan, môi trường và các tiện ích, dịch vụ. Cũng theo người đứng đầu Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Bộ Xây dựng đã lường trước các vấn đề này bằng việc giới hạn tỷ lệ căn hộ nhỏ dưới 45 m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ của dự án.

3/26/2020

Kế hoạch ứng phó Covid-19 cho doanh nghiệp bất động sản

Kế hoạch ứng phó Covid-19 cho doanh nghiệp bất động sản

Các doanh nghiệp bất động sản đều đang đưa ra các sách lược và chiến lược để đối mặt với đại dịch Covid-19. Đây được coi là một quá trình liên tục và các ưu tiên sẽ thay đổi theo thời gian khi các doanh nghiệp xem xét tình hình để đưa ra chiến lược dài hạn.
Mới đây, đại diện JLL đã đề xuất kế hoạch ứng phó đại dịch Covid-19 tiếp cận tình hình theo từng giai đoạn, từ giai đoạn khởi xướng đến quá trình phục hồi, với một số ví dụ cụ thể. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào kế hoạch duy trì hoạt động. Đây sẽ là nền tảng cho các bước đi dài hạn.
Giai đoạn ngay lập tức (1 đến 2 tuần tới) gồm việc thành lập một nhóm phản ứng khẩn cấp và tìm giải pháp duy trì hoạt động kinh doanh. Cùng với đó, doanh nghiệp liên tục phân tích dữ liệu để nghiên cứu các rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp; Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho truyền thông. Đặc biệt, doanh nghiệp bất động sản cần tối giản hóa quy trình ra quyết định nhằm bắt kịp tình hình phức tạp. Nếu cần, đơn vị đó hãy đóng các cơ sở (hoặc văn phòng) ngay lập tức và triển khai kế hoạch làm việc từ xa.
Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh, khử trùng và xem xét áp dụng quy trình quản lý chất thải, đồng thời bổ sung thêm không khí ngoài trời vào các hệ thống thông gió (hoặc mở cửa sổ trong các tòa nhà mà không có hệ thống này) để giúp làm loãng các chất gây ô nhiễm trong không khí.
Ảnh chụp sa bàn một dự án bất động sản gồm nhiều tòa nhà cao tầng, xung quanh có nhiều người đứng xem.
Các doanh nghiệp bất động sản đều đang đưa ra các sách lược và chiến
lược để đối mặt với đại dịch Covid -19. Ảnh minh họa
Giai đoạn ngắn hạn (3 đến 4 tuần): Các doanh nghiệp bất động sản cần theo dõi và đánh giá tình hình liên tục, tăng tốc các công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa và tại nhà khi cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tập trung vào quản lý vận hành bất động sản cho các vị trí quan trọng, đảm bảo duy trì nguồn cung – cẩn trọng về lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.
Giai đoạn trung hạn (1 đến 3 tháng): Các đơn vị cần liên tục cải thiện công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa và tín hiệu liên lạc, liên tục theo dõi và cải thiện chuỗi cung ứng. Cùng với đó, các đơn vị gia tăng thận trọng trong những quyết định bất động sản; giảm tương tác trực tiếp với khách hàng 
Giai đoạn dài hạn (trên 3 tháng): Các chương trình làm việc từ xa sẽ dẫn đến sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp và góp phần làm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, thực tế giảm khí thải carbon và giảm du lịch hàng không có thể thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về tính bền vững. Do đó, doanh nghiệp bất động sản cần xem xét nhu cầu về bất động sản cao cấp, nơi cung cấp chỗ ở và không gian làm việc an toàn hơn.
Một xu hướng đáng chú ý trong các sản phẩm bất động sản là xuất hiện nhu cầu sử dụng công nghệ được thúc đẩy mạnh mẽ tại nơi làm việc. Việc sử dụng PropTech và MedTech sẽ được triển khai ứng dụng nhanh hơn để tăng cường mức độ an toàn tại nơi làm việc.
TP.HCM rà soát tiến độ triển khai hơn 1.700 dự án

TP.HCM rà soát tiến độ triển khai hơn 1.700 dự án

UBND TP.HCM giao các quận, huyện cùng các chủ đầu tư rà soát, đánh giá tiến độ triển khai 1.718 dự án đang thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2019.
TP.HCM nhìn từ trên cao
TP.HCM sẽ rà soát tiến độ thực hiện hơn 1.700 dự án trên địa bàn. Ảnh minh họa
Theo chỉ đạo mới đây của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TN&MT, UBND các quận, huyện phải báo cáo về tình hình thực hiện và việc xử lý các dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2019.
Trên địa bàn TP.HCM hiện có 2.326 dự án, trong đó có 180 dự án (tổng diện tích 1.094,69ha) không tiếp tục thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2019; 1.718 dự án (tổng diện tích 12.389,58ha) đang thực hiện theo kế hoạch và 608 dự án (tổng diện tích 1.094,49ha) đã thực hiện.
Đối với hơn 1.700 dự án đang thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất, UBND TP.HCM giao các quận, huyện cùng với chủ đầu tư rà soát và đánh giá tiến độ dự án. Nội dung rà soát gồm: Kết quả, thủ tục chưa thực hiện, việc lập và phê duyệt dự án đầu tư, tình hình bồi thường GPMB, tiến độ thu hồi đất và các thủ tục liên quan.
Báo cáo tình hình thực hiện, các quận, huyện đưa ra đề xuất gia hạn hoặc không gia hạn triển khai dự án. Nội dung này sẽ được gửi về Sở TN&MT, sau đó sẽ trình UBND TP.HCM giải quyết.
Với 608 dự án đã thực hiện, các địa phương phải kiểm tra việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí.
Trong 180 dự án không tiếp tục thực hiện, có dự án hầm đậu xe và dịch vụ công cộng Trống Đồng nằm trên địa bàn quận 1. Cuối năm 2018, UBND quận 1 đã chỉ đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng khẩn trương hoàn tất thủ tục lập phương án bồi thường, hỗ trợ di dời. Chủ đầu tư phải hoàn tất các thủ tục và khởi công dự án trong năm 2020. Nếu chủ đầu tư không đảm bảo đúng tiến độ, thành phố sẽ thu hồi theo quy định.

3/23/2020

Nhà đầu tư loay hoay tìm bến đỗ cho dòng tiền

Nhà đầu tư loay hoay tìm bến đỗ cho dòng tiền

Nhiều nhà đầu tư loay hoay tìm sản phẩm nhà đất để đầu tư khi nguồn cung BĐS hạn hẹp và các kênh đầu tư khác vẫn không hấp dẫn bằng bất động sản.

Thị trường thiếu trầm trọng nguồn cung mới
Thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng thiếu nguồn cung ngày càng nghiêm trọng. Bênh cạnh yếu tố pháp lý đang bị siết chặt, tác động từ đại dịch Covid-19 khiến loạt dự án đã lên kế hoạch chào bán trước đó phải dời thời điểm công bố sang các quý sau. Diễn biến này làm lượng cung BĐS, nhất là phân khúc căn hộ chào bán ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tính từ thời điểm đầu năm đến nay, số sản phẩm nhà đất chào bán mới tại TP.HCM chỉ giới hạn tầm 5-6 dự án và hầu hết đều là giai đoạn tiếp theo của các dự án cũ. Phần lớn các dự án này cũng chỉ chào bán một lượng hàng nhỏ, không xuất hiện nguồn cung nào đặc biệt lớn, đủ sức tạo sóng cho thị trường. 
Theo khảo sát không chỉ riêng TP.HCM, các địa phương lân cận như Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai cũng chỉ lác đác vài dự án chào bán. Phần lớn là các dự án cũ, nguồn cung thứ cấp chiếm lĩnh giao dịch. Thị trường cũng có sự xuất hiện của một số dự án chung cư mới, tuy nhiên hầu hết các dự án này vẫn chưa mở bán chính thức. Theo chủ đầu tư, gần như 90% sản phẩm đã được đặt mua từ trước đó, số sản phẩm có thể giao dịch thực tế lại còn không nhiều. 
Ảnh chụp trên cao hai tòa chung cư đang xây dựng, bọc lưới đen bên ngoài, xung quanh là khu dân cư, ao, hồ.
Thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân lớn khiến dòng tiền từ giới đầu tư
đổ vào BĐS bị giảm sút. Ảnh minh họa
Nhìn nhận về nguồn cung BĐS 2020, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng cung vẫn sẽ thiếu hụt so với nguồn cầu. Số liệu từ Hội môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, có hơn 300 sàn giao dịch nhà đất phải đóng cửa trong thời gian gần đây. Cùng với đó, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Theo quan sát của giới chuyên gia, thông thường quý đầu năm lượng sản phẩm chào bán sẽ không cao. Thế nhưng, tình trạng một số sàn giao dịch không có sản phẩm nào để chào bán như hiện nay là chưa từng có tiền lệ. 
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, xu hướng khan hiếm nguồn cung mới xuất hiện từ cuối năm 2018, tiếp diễn trong năm 2019 và sẽ khiến thị trường năm 2020 - 2022 tiếp tục thiếu hàng. 
Nhà đầu tư ôm tiền vì không tìm được sản phẩm phù hợp
Trước bối cảnh khan hiếm nguồn cung mới, nhiều nhà đầu tư cho biết, dù có sẵn dòng tiền nhàn rỗi nhưng không biết đổ vào đâu khi suốt một năm qua, thị trường TP.HCM không có nhiều dự án để phân bổ dòng vốn. Không ít trong số họ giữ tài chính vì chưa tìm được sản phẩm phù hợp.
Chị Dương Thanh Tuyền, một nhà đầu tư tại Gò Vấp, cho biết dù không muốn nhưng gần 2 tháng nay chị phải chọn cách gửi tiết kiệm tại ngân hàng do không tìm được sản phẩm BĐS nào hấp dẫn. Tham gia thị trường hơn 5 năm nay, chị Tuyền nhận thấy so với các kênh đầu tư khác, BĐS vẫn là kênh an toàn và lợi nhuận tốt. 
Nhân viên môi giới và hai nhà đầu tư bất động sản đang xem sa bàn một căn biệt thự.
Nhà đầu tư vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng sinh lợi từ BĐS. Ảnh minh họa: Phương Uyên
Tôi vốn ưa chuộng đầu tư căn hộ trung cấp nhưng từ 2019 đến giờ gần như không tìm được dự án nào thích hợp để đầu tư” chị Tuyền chia sẻ. Theo nhà đầu tư này, nguồn cung khan hiếm khiến nhiều dự án có mức giá bán tăng quá cao, thậm chí vượt giá trị thật của sản phẩm. Vậy nên không chỉ người mua thực khó tiếp cận mà nhiều dân đầu tư cũng lo sợ sẽ khó khăn nếu sang nhượng lại sau này.
Riêng với dòng sản phẩm đất nền, do chủ yếu phục vụ nhu cầu đầu tư, lướt sóng nên dù số sản phẩm chào bán khá đa dạng vẫn không nhận được sự quan tâm của người mua. Bên cạnh việc giá đất nền đang neo ở mức cao, chi phí bỏ ra lớn cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ rủi ro chôn vốn trong khi chưa biết thời điểm nào thị trường hồi phục. Ngoài ra, dù là phân khúc có nguồn cung dồi dào nhưng những dự án đất nền mới lại không nhiều, chủ yếu vẫn là giao dịch sản phẩm thứ cấp với mức chênh không hạ dù thị trường giảm nhiệt.
Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, chính phủ đang có những động thái tích cực để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, phần nào khiến nguồn cung BĐS năm 2020 có thể khơi thông. Mới đây, chính quyền TP.HCM công bố một số dự án đủ điều kiện bán hàng trong năm 2020, đây được xem là một tín hiệu lạc quan cho nguồn cung của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên xét về trung hạn, thị trường sẽ vẫn khó lặp lại sự dồi dào sản phẩm chào bán, sự đa dạng các loại hình nhà ở và mức giá bán như thời điểm 2017-2018 trước đó.

Doanh nghiệp bất động sản giao dịch trực tuyến để tránh dịch

Doanh nghiệp bất động sản giao dịch trực tuyến để tránh dịch

Để đảm bảo an toàn, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã nhanh chóng đưa ra các phương án để thích nghi và giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch bệnh.


Dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp khiến hàng loạt chương trình bán hàng,
quảng cáo sản phẩm, giới thiệu dự án bị tạm ngưng hoặc hủy bỏ
Tình hình dịch COVID - 19 lây lan và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong đó có lĩnh vực bất động sản. Để đảm bảo an toàn, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã nhanh chóng đưa ra các phương án để thích nghi và giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch bệnh.

Hoạt động đảo lộn, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề

Không nằm ngoài cơn đại dịch, nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình thế khó khăn. Hàng loạt chương trình bán hàng, quảng cáo sản phẩm, giới thiệu dự án bị tạm ngưng hoặc hủy bỏ. Người mua sụt giảm hẳn so với cùng kỳ dù giai đoạn sau Tết là giai đoạn “bung vốn” của nhà đầu tư và người dân. Hàng loạt dự án có giao dịch chậm hẳn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết: “Một số thách thức cực kỳ to lớn từ đại dịch Covid-19 đến thị trường BĐS phải kể đến như: Làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp BĐS, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng là khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể doanh nghiệp bị mất thanh khoản”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Khang, Tổng Giám đốc LDG Group, đơn vị đang đầu tư nhiều khu căn hộ thông minh tại TP.HCM chia sẻ: “Giao dịch dự án thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng quan trọng là niềm tin vào kênh bất động sản vẫn còn. Nhiều khách hàng cho rằng kênh bất động sản vẫn an toàn nhất. Chủ yếu, người dân ngại ra đường và tham gia vào các chương trình tụ tập đông người nên cách tiếp cận khách hàng cũng cần có sự đổi mới hơn”.

Giao dịch trực tuyến, trao đổi công việc qua ứng dụng mạng xã hội

Ông Khang cho hay trước những khó khăn trên, LDG Group đã triển khai quy trình và phương thức giao dịch không cần gặp gỡ trực tiếp mà có thể thông qua trực tuyến.
Cụ thể, mới đây, doanh nghiệp này đã thông báo đến các đối tác và khách hàng cách thức giao dịch mới này. Trong đó, khách hàng sẽ được gửi các giấy tờ giao dịch qua đường bưu điện, đối tác sẽ trao đổi công việc qua ứng dụng mạng xã hội như Zalo, Viber, Skype…
Các nhân viên công ty được chỉ đạo triển khai hỗ trợ cho khách hàng và đối tác thông qua hệ thống trực tuyến này.

LDG Group đã triển khai quy trình và phương thức giao dịch không cần gặp gỡ trực tiếp
mà có thể thông qua trực tuyến
Thậm chí, doanh nghiệp này còn xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm bằng phần mềm chuyên dụng để các đối tác có thể đăng ký sản phẩm cho khách hàng qua hệ thống này. Ngoài ra, LDG Group còn tư vấn dịch vụ và hỗ trợ khách hàng qua điện thoại, trao đổi qua hệ thống videocall như Facetime, Skype Live Chat, Video chat….
Đại diện sàn Đất Xanh Miền Nam, đơn vị phân phối chính thức khu căn hộ dự án High Intela và West Intela tại Tây Sài Gòn chia sẻ: “Khách hàng muốn đến xem nhà mẫu có thể xem bằng hình thức trực tuyến qua công nghệ Reality Scanning mà chủ đầu tư trang bị. Chủ đầu tư cũng trang bị e-catalog để khách hàng tham khảo và lựa chọn sản phẩm mà không cần phải đến trực tiếp nhà mẫu. Khi quyết định sở hữu, khách hàng chỉ cần gọi điện hoặc “chat” (nhắn tin qua ứng dụng mạng xã hội) để được hỗ trợ các thủ tục. Sau đó chuyển khoản tiền về tài khoản chủ đầu tư. Toàn bộ thủ tục sẽ được chuyển qua đường bưu điện cho khách hàng”.
Có thể thấy với cách làm này, khách hàng hoàn toàn không phải đến các nơi đông đúc và mất ít thời gian hơn nhưng vẫn có thể giao dịch được sản phẩm.
Ông Khang cho biết thêm: “Ngoài khu căn hộ High Intela và West Intela, chúng tôi cũng áp dụng đồng bộ với các dự án đang triển khai khác. Với cách làm này, lượng giao dịch đã thay đổi rõ và đây cũng là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp đứng vững trong giai đoạn này”.
Hiện tại, LDG Group đang triển khai đồng loạt 2 dự án khu căn hộ thông minh là High Intela với mức giá 35 triệu đồng/m2 và West Intela với mức giá 31 triệu đồng/m2 thông qua hình thức giao dịch trực tuyến này. Ngoài ra, dự án khu đô thị Viva Park tại Đồng Nai với mức giá khoảng 2,2 tỷ đồng/căn nhà phố xây sẵn cũng đang được áp dụng hình thức giao dịch này.
Nhanh nhạy thích nghi với khó khăn của từng giai đoạn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Đại dịch COVID – 19 đến bất ngờ và kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Với mô hình giao dịch trực tuyến này, doanh nghiệp đã tìm được một giải pháp cấp thời để đảm bảo hoạt động kinh doanh, vượt qua được khó khăn nhất thời và đứng vững hơn.
Theo Enternews.vn

3/19/2020

Có 1,4 tỷ đồng mua nhà ở đâu?

Có 1,4 tỷ đồng mua nhà ở đâu?

Thị trường căn hộ chung cư Hà Nội đối mặt với nguy cơ lệch cán cung – cầu, khi nhà ở có giá dưới 1,5 tỷ đồng không có nhiều lựa chọn cho người mua nhà.

Bài toán khó cho người mua nhà

Sở hữu một căn hộ riêng tại Hà Nội luôn là mơ ước của không ít người trẻ và những người xa xứ lập nghiệp tại Thủ đô. Tuy vậy, khi có một khoản tài chính nhất định thì việc lựa chọn nhà ở lại càng không dễ dàng vì nhiều người phải cân nhắc giữa bài toán tài chính và chất lượng không gian sống. Ông Michael Piro, đại diện Quỹ đầu tư Indochina Capital cũng từng chỉ ra, chỉ số giá nhà so với thu nhập tại Việt Nam hiện đang cao hơn khoảng 20 lần. Không chỉ vậy, với nguồn cung hạn chế trong đầu năm 2020, giá chung cư được dự đoán sẽ tiếp tục tăng.

Sở hữu căn hộ chung cư riêng luôn là mơ ước của nhiều người trẻ
Theo khảo sát từ Batdongsan.com.vn, giá bán căn hộ trung tâm Hà Nội trong khoảng 40 - 46 triệu đồng/m2, thường cao hơn khoảng 60% so với khu vực ngoài trung tâm. Đáng chú ý, tại quận Ba Đình lên cao nhất 57 triệu đồng/m2. 
Yếu tố về giá đã tác động không nhỏ đến quyết định lựa chọn nhà ở của khách hàng. Cùng với một tầm tài chính, khi lựa chọn tại các quận nội đô, người mua nhà có thể sẽ phải đánh đổi diện tích lấy tiện nghi hoặc ngược lại. Tuy vậy, tại các quận trung tâm, dự án dưới 1,5 tỷ đồng cho căn hộ 2PN lại không có nhiều. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng cho hay, mức giá chung cư 25 triệu đồng/m2 đã gần như biến mất tại nội đô.
Chính bởi vậy, thay vì xu hướng lựa chọn nhà ở tại các khu vực trung tâm, chật chội, giá thành cao, nhiều gia đình trẻ lựa chọn dịch chuyển về Long Biên để có thể sở hữu không gian sống tốt hơn với mức tài chính phù hợp. Bên canh đó, với khả năng kết nối nhanh chóng vào trung tâm cùng quỹ đất dồi dào đã giúp Long Biên dần trở thành lựa chọn hàng đầu của những người với khả năng tài chính có hạn nhưng muốn sống ở nơi dễ di chuyển vào nội đô. 

Hanhomes No 08 Giang Biên: Giải pháp tối ưu cho người trẻ mua nhà

Dù thấy rõ tiềm năng phát triển của phân khúc chung cư giá tầm 1,5 tỷ đồng nhưng với quỹ đất hạn chế, các chi phí đầu tư tăng cao, nên trên thị trường những sản phẩm có mức giá như vậy ngày càng hạn chế. Điểm sáng trong phân khúc này có thể kể đến Hanhomes No.08 Giang Biên, tọa lạc tại mặt đường Mai Chí Thọ, trung tâm quận Long Biên. Chủ đầu tư dự án -  Công ty CP Đầu tư phát triển Nhà Hà Nội Số 5 (Handico 5) khi tung ra giá bán đầy sức cạnh tranh, chỉ với 22,5 triệu đồng/m2. 
Không chỉ vậy, Handico 5 còn mang đến cho khách hàng chương trình hỗ trợ vay lên đến 70% giá trị căn hộ trong 20 năm. Như vậy, với các gia đình trẻ khi thu nhập hai vợ chồng chỉ 25 triệu đồng/tháng, và dòng vốn tích lũy từ 400 triệu đồng đã có thể sở hữu căn hộ 2 phòng ngủ diện từ 65 - 72m2 tại Hanhomes No.08 Giang Biên. Hoặc với những gia đình trẻ có sẵn vốn tích lũy lớn hơn có thể vừa có thể sở hữu nhà vừa có thể  tận dụng để xoay dòng vốn cho các khoản đầu tư khác.

Thiết kế căn hộ tại Hanhomes No 08 Giang Biên
Không chỉ tối ưu về tài chính, với Hanhomes No.08 Giang Biên, Handico 5 còn tiếp tục khẳng định vị thế nhà phát triển bất động sản vì chất lượng sống cho cộng đồng khi mang đến không gian sống đáng mơ ước. Sở hữu mật độ xây dựng “khiêm tốn”, chỉ 28% diện tích đất, kế cận dự án là khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Khu đô thị Việt Hưng, cư dân Hanhomes No 08 Giang Biên được tận hưởng không gian sống xanh và thừa hưởng các tiện ích lân cận như công viên Sài Đồng, Aeon Mall Long Biên, Vincom Plaza, hệ thống trường học các cấp như Wellspring, Bis, Vinschool, Tiểu học Sài Đồng… Không gian sống xanh và cộng đồng văn minh, đẳng cấp là những giá trị mà không phải dự án bất động sản nào cũng có thể mang đến cho cư dân. Không chỉ vậy, nhờ hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ như cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân, Thanh Trì,… đã rút ngắn thời gian di chuyển từ dự án vào trung tâm thành phố. 
Hanhomes No.08 Giang Biên mang đến cho các gia đình trẻ lựa chọn an cư với mức tài chính hợp lý nhưng vẫn đảm bảo các giá trị cho cuộc sống chất lượng, tiện nghi, tránh xa sự ồn ào, ô nhiễm của trung tâm Hà Nội. Như vậy, với Hanhomes No.08 Giang Biên, khách hàng với mức tài chính chỉ từ 1,4 tỷ đồng hoàn toàn có thể sở hữu căn hộ riêng với không gian sống đáng mơ cho gia đình.
Nhiều người vẫn “ngại” nhà tái định cư và đây là 3 lợi ích vô tình bỏ lỡ

Nhiều người vẫn “ngại” nhà tái định cư và đây là 3 lợi ích vô tình bỏ lỡ

Định kiến về nhà tái định cư (chất lượng công trình, hạ tầng xã hội) khiến nhiều người dù có suất mua ưu tiên vẫn không mấy mặn mà, chỉ mong bán lại được cho bên thứ 3 để hưởng tiền chênh lệch. Tuy nhiên, nhà tái định cư vẫn có những ưu điểm nhất định mà người mua thường bỏ lỡ.
3 lợi ích của nhà tái định cư
1. Tiền ít cũng có nhà
Nhà tái định cư (bao gồm đất, nhà đất, căn hộ chung cư) là loại hình được cơ quan nhà nước cấp cho các cá nhân/ hộ gia đình trong diện giải tỏa, giải phòng mặt bằng nơi họ đang sinh sống. Thị trường diễn ra việc mua bán nhà tái định cư là do nhiều người không có nhu cầu nên muốn sang nhượng lại suất ưu tiên. Hoặc do việc cấp nhà tái định cư bị dư thừa số lượng nên nhà nước sẽ bán lại theo nhiều hình thức như đấy giá nguyên khu, bán lẻ từng căn, xé nhỏ khu ra đấu giá…
Lợi thế lớn nhất khi mua nhà tái định cư đó là loại hình này thường có giá thấp hơn khoảng 20 – 30% so với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Khảo sát tin rao trên trang Batdongsan.com.vn thời gian gần đây cho thấy, giá bán đất tái định cư tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội là 8,5 triệu đồng/m2, trong khi đất thương mại cũng tại khu vực này được rao bán với giá 12 triệu đồng/m2.
Mức chênh lệch tương tự với loại hình nhà ở. Đơn cử, căn hộ tại khu tái định cư Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) được rao bán với giá 27.5 triệu đồng/m2, trong khi ngay cạnh đó, căn hộ thương mại tại dự án 36 Hoàng Cầu được bán với giá khoảng 50 triệu đồng/m2.
1 người đàn ông ngước lên nhìn 1 tòa nhà chung cư đã cũ
Nhà tái định cư thường có giá thấp hơn, phù hợp với người mua nhà có tài chính eo hẹp. Ảnh minh họa
2. Phí dịch vụ chung cư tái định cư thấp
Phí quản lý, vệ sinh, gửi xe ở những chung cư tái định cư thường rẻ hơn nhiều so với các dự án chung cư thương mại khác. Ngay từ thời điểm năm 2013, trong khi cư dân chung cư N05 Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy) của Vinaconex phải đấu tranh gay gắt vì phí dịch vụ quá cao (khoảng 4.000 đồng/m2/tháng và phí gửi xe ô tô lên đến 1,8 triệu đồng/tháng) thì cũng tại quận này, khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính chỉ thu phí dịch vụ 40.000 đồng/tháng/căn hộ và phí gửi xe máy 40.000 đồng/tháng. Với mức phí này, người dân vẫn được phục vụ đi lại bằng thang máy, hành lang ngày nào cũng có người quét dọn, thu gom rác.
Đó là chưa kể chung cư tái định cư thường chỉ xây từ 12 – 15 tầng, mỗi tầng 8 – 10 căn nên mật độ dân cư thấp hơn so với những dự án khác. Điều này có thể coi là một lợi thế, nhất là với những gia đình nhiều thế hệ, muốn có không gian sống yên tĩnh và riêng tư hơn. Hạ tầng kỹ thuật của chung cư cũng ít khi quá tải do tần suất vận hành không quá lớn.
3. Hỗ trợ tài chính tối đa
  • Ưu đãi tiến độ thanh toán:
Hầu hết nhà tái định cư đều áp dụng chế độ chỉ cần đóng tiền đợt đầu (khoảng 10%) là đã được nhận nhà. Tại Hà Nội, ngày 4/7/2012, UBND Thành phố đã ban hành quyết định về chính sách bán nhà tái định cư theo phương thức trả dần cho các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo đó, các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng chính sách trên sẽ trả dần số tiền mua nhà còn thiếu trong 10 năm. Số tiền nhà được phép trả dần được tính lãi suất bằng 0,3%/tháng (thấp hơn lãi suất cho các đối tượng ưu tiên đặc biệt vay theo quy định hiện hành của UBND TP). Mỗi năm, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thanh toán một phần số tiền mua nhà còn thiếu bằng 1/10 số tiền được phép trả dần cộng với lãi suất theo quy định; Trong trường hợp các hộ gia đình, cá nhân thanh toán trước thời hạn số tiền mua nhà phải trả dần cho các năm còn lại thì được giảm 10% số tiền mua nhà phải thanh toán.
  • Hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp:
Người mua sẽ được hỗ trợ vay mua nhà tái định cư với lãi suất thấp chỉ khoảng 5%/tháng. Ngoài ra, nếu nhà tái định cư đáp ứng đủ 4 điều kiện sau thì người dân có thể thế chấp vay vốn như các sản phẩm bất động sản khác, cụ thể:
- Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ khi thuộc trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu có thời hạn
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền
1 tòa nhà chung cư
Người mua nhà tái định cư được hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp. Ảnh minh họa
Lưu ý khi mua nhà tái định cư
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng việc mua nhà tái định cư vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Lựa chọn nhà tái định cư thường là những người mua không có đủ khả năng tài chính cho các dự án nhà ở thương mại và không thạo luật, vì vậy rất dễ “sập bẫy” lừa.
Nhất là trường hợp mua bán nhà tái định chưa có sổ đỏ (do chưa đến thời hạn được cấp) nên hai bên chỉ giao dịch bằng hợp đồng ủy quyền. Hợp đồng này quy định bên được ủy quyền (bên mua) sẽ thay mặt bên ủy quyền (bên bán) thực hiện các công việc liên quan đến nhà tái định cư, tức là về bản chất căn nhà này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Nếu bên bán “lật kèo”, đòi lại nhà thì bên mua sẽ là người “tiền mất tật mang”.
Thực tế cho thấy một số dự án nhà tái định cư còn khiến người dân lo ngại vì chất lượng xây dựng không cao, nhanh xuống cấp, thiếu các tiện ích như căn hộ thương mại và vị trí thường xa khu trung tâm.
Do vậy, kinh nghiệm mua nhà tái định cư là phải xem xét kỹ vị trí, tìm hiểu những quy định liên quan đến giao dịch nhà tái định cư trước khi xuống tiền. Nếu mua nhà chung cư tái định cư chưa có sổ đỏ mà phải thông qua hợp đồng ủy quyền, người mua cần thỏa thuận rõ các điều khoản ràng buộc để tránh tiến mất tật mang.